Bài đăng Phổ biến

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011

Village de Quan Nhan

Mình đã sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng có lẽ với mình từ trước đến nay, đó là một điều hiển nhiên, hiên nhiên đến mức mình cũng không hề thấy mình may mắn, không hề thực sự quan tâm và trân trọng đúng nghĩa nhưng điều bình dị vẫn diễn ra xung quanh mình. Nhưng khi phải rời xa nó một thời gian, khi phải đối mặt với sự so sánh, khi nhìn về Hà Nội mà không ở Hà Nội, mình mới biết Hà Nội, với tất cả con người, cuộc sống ở đó đáng yêu như thế nào.


Nguồn: FAP 2010- vườn rau xanh của 1 ngôi nhà ở Quan Nhân
Có lẽ Việt Nam là một đất nước nhỏ bé, cho nên những kỉ niệm đều bé nhỏ, xinh xinh, thân thương, những con ngõ hẻm, những bức tường vàng ố màu rêu, những cánh cửa sổ với biết bao là màu sắc, những trận mưa rào và ánh cầu vồng rực rỡ...những âm thanh quen thuộc của đường phố, của đài phát thanh, một cuộc sống thực sự gần gũi mà không nơi nào có được. Nhiều khi thấy xấu hổ vì là một người Hà Nội, thậm chí là một sinh viên kiến trúc...nhưng chưa bao giờ mình ngồi và nghĩ...mình yêu gì ở Hà Nội, chưa bao giờ nghĩ mình có thể làm gì, thiết kế cái gì và bảo vệ cái gì ở Hà Nội, xấu hổ vì chưa thực sự...để tâm vào Hà Nội. Tất cả những đồ án, những cuộc thi, nhưng ngày tháng học trên giảng đường đại học đều là về những thứ to lớn, nào nhà máy, nào bảo tàng, ...nhưng trong khi không thể thiết kế được cái gì đó thực sự dành cho Hà Nội, nơi mình đã, đang và sẽ sống. Đọc bài viết về Cụ Rùa ở Hồ Gươm...mình thấy thực sự xúc động, vì đó đúng là những gì mình nghĩ ....Hà Nội có thể bé nhỏ, có thể đất nước còn chưa có nhiều tiền, nhưng có những thứ bằng mọi giá vẫn phải giữ, đó là văn hóa, và truyền thống...là cái gốc. Khi ở đây, đất nước Pháp, vốn là một đất nước nổi tiếng về Văn hóa, mình cũng thấy giờ đây giới trẻ Pháp cũng thay đổi nhiều, họ cũng không còn biết về nền văn hóa mà họ may mắn có được, họ chỉ thừa hưởng mà không hề biết mình may mắn như thế nào. Nhưng với một cô bé đến từ một đất nước còn nghèo, còn khó khăn như mình, mình lại nhận ra điều đó. Ngược trở lại suy nghĩ về Việt Nam, thấy có nhiều bạn vẫn luôn để trong mình tâm tư, sự suy nghĩ dành cho Hà Nội, thật vui vì điều đó...
                                                                                                                                                         
Photobucket
                                                    Nguồn: FAP 2010 - Khu tập thể ở Quan Nhân

Làng Quan Nhân là nơi đầu tiên ở Hà Nội đã đánh thức trong mình sự say mê với “nghề” mà mình đã chọn. Bởi lẽ khi được giao làm đồ án nơi này, khi chưa bao giờ thực sự phải phân tích về địa điểm làm đồ án, chưa bao giờ phải hỏi từng người, phải tìm hiểu lịch sử, phải lăn lộn ở nơi làm đồ án cả sáng cả chiều chỉ để trả lời câu hỏi của giáo viên Pháp : Bản sắc, điểm đặc trưng của làng Quan Nhân là gì? Cái gì là cái người ta phải giữ lại cho dù sau này do cuộc sống, do sự phát triển, người 
ta phải xây dựng, phải phá bỏ...cái gì là cái người ta sẽ giữ?...

Photobucket
Nguồn: FAP 2010- Đường Quan Nhân


Đồ án tuy đã kết thúc lâu, nhưng mãi sau mình mới hiểu là đó không  phải là một câu hỏi. Nó chẳng có một câu trả lời cụ thể, bởi văn hóa là cái vốn vừa vô hình lại hữu hình. Trong quá trình đi tìm câu trả lời cho câu hỏi ấy, mình đã học được nhiều thứ.. và chủ yếu là học được trong tâm hồn. Sáng sáng phi xe máy đến sớm, ngắm nhìn mặt hồ với những cây liễu rủ, hít thở không khí trong lành và chờ đợi...rồi mọi người cũng ra tập thể dục, sau đó là sự xuất hiện của những hàng quán, chợ bắt đầu nhộn nhịp, người hối hả vào quán làm bát phở, bát cháo, người đèo con đi học, cả con đường Quan Nhân bé nhỏ ấy trở nên nhộp nhịp...Chiều về, người thì câu cá, người thì chơi cờ, người lại ngồi quán nước nói chuyện...tiếng trẻ con cười đùa ở trên ô Bàn cờ, cuộc sống cứ thế diễn ra lấy trung tâm là Thủy Đình, là Đình Quan Nhân. Đôi lúc nhìn những tấm ảnh của nhiều bạn trong lớp chụp, mới thấy hóa ra cuộc sống thật nhiều góc cạnh, cùng đi đến một nơi mà mỗi tấm ảnh mỗi người chụp lại thú vị đến vậy...Và hóa ra bên ngoài con đường Nguyễn Trãi với những nhà cao tầng, trung tâm thương mại, với tiếng ô tô ,còi xe máy, biết bao bụi bặm, ô nhiễm, với biết bao cái gọi là nhịp sống của một đất nước đang phát triển...thì chỉ cần rẽ vào con đường nhỏ Vũ Trọng Phụng, rồi ngoặt một bước vào Quan Nhân,...người ta có thể tìm thấy một cuộc sống thú vị và thân thương, một văn hóa sống vẫn phảng phất văn hóa làng xã ngày xưa. Cuộc sống ấy sao lại đáng trân trọng thư vậy
Photobucket
Nguồn: FAP 2010- Đền 
Photobucket
Nguồn: FAP 2010 - Trước đình Quan Nhân
Photobucket
Nguồn: FAP 2010 - Đình Hội Xuân
Photobucket
Nguồn: FAP 2010
Trước khi đến đây, trước khi phải tìm hiểu về nơi này, mình chỉ thấy Hà Nội đầy những tiếng ồn, bụi bặm, cái nóng đốt da đốt thịt, những ngôi nhà kiến trúc chẳng ra Tây chẳng ra Tàu... chỉ thấy Hà Nội sẽ ngày càng tồi tệ mà không hề biết là trong lòng Hà Nội, còn những ngôi làng , còn những nét đẹp cần phải bảo vệ, mà việc bảo vệ đầu tiên đó là phải nhận thức ra để mà trân trọng.

Ở Pháp, mỗi khi sinh viên làm đồ án, đều phải ra địa điểm, có những tuần học tăng cường chỉ để làm mô hình , đọc tài liệu và tìm hiểu, làm những bài tập tạo hình về những gì cảm thấy ở cái địa điểm ấy, tất cả chỉ với mục đích là sau này khi làm đồ án, sinh viên không quên rằng mình đang xây nhà ở đâu, hình dáng và đặc điểm của cái nhà mình xây có làm tăng thêm giá trị của khu đất hay chỉ là 1 cái nhà đẹp đặt vào nơi chả liên quan gì đến mình. Ở đâu cũng có những sinh viên giỏi, sinh viên kém, có người chăm, người lười, nhưng tất cả sinh viên đều có một phương pháp nhận thức đúng đắn về cái mình sẽ làm, nó làm giảm đi những thiết kế hoàn toàn vô lý như kiểu học ở nhà mình...


Quan Nhân là một ngôi làng có truyền thống trí thức và văn hóa, Quan Nhân (làng có nhiều người làm quan), có thông tin nói rằng 2 cái ao như nghiên mực, còn con đường Quan Nhân như cây bút gác lên nghiên mực. Ví von như thế để nói rằng hiếu học là truyền thống của Làng. Một ngôi làng chứa đựng rất nhiều giá trị lịch sử.

Cũng thật may khi đợt làm đồ án lại đúng lúc gần với Hội Làng nên được xem sự chuẩn bị từng ngày của mọi người. Và được biết một thông tin thú vị là sở dĩ được gọi là Ao Bàn Cờ vì bình thường khi mùa mưa ao toàn là nước, nhưng đến mùa lễ hội, nước rút để lộ ra bàn cờ người, cũng là báo hiệu mùa lễ hội đã đến. 


Photobucket
Nguồn: FAP 210 - Vị trí một số cổng làng Quan Nhân
Photobucket
Nguồn: FAP 2010 - Đình Cự Chính
Photobucket
Nguồn FAP 2010- Ao Bàn Cờ mùa lễ hội
Photobucket
Nguồn FAP 2010 - Thủy Đình vào ngày Hội
Photobucket
Nguồn: FAP 2010 - Ao Dài
Photobucket
Nguồn: FAP 2010 Nhà nông thôn, Quan Nhân
Nhìn những đồ án đô thị ngày nay mà Hà Nội đang có, những khu đô thị sang trọng và đắt tiền nhưng lại được lấy cảm hứng từ ngôi làng truyền thống, bằng chứng là dù là đô thị hiện đại nhưng vẫn có cái cổng ( Cổng làng) to tướng, kiến trúc ngày nay ở VN giờ vẫn mắc bệnh hình thức, ngụy biện, chỉ để lý luận cho hay nhưng không đi từ bản chất, từ cái tâm thực sự quan tâm đến kiến trúc truyền thống. Thậm chí cũng không xuất phát từ văn hóa gì cả, mọi thứ hiện nay đều xuất phát từ kinh tế. Có lẽ bởi thế nên người ta vẫn chỉ nhớ đến những nét đẹp của những ngôi nhà nông thôn, những mái đình, ngôi chùa, cái ao, cái giếng và coi đó là một nét văn hóa truyền thống.
  - Pham Thu Trang -

7 nhận xét:

  1. @macaroni: Trang yêu quý ơi, tớ like rất mạnh bài này. tất tần tật!!!!

    Trả lờiXóa
  2. P2T: mỗi tội ko có nút Like =))^^

    Trả lờiXóa
  3. to cung like manh bai nay :x rat la sau sac hehehe
    Lan dau tien duoc nghe noi ve viec hoc ben lop canh quan, co ve thu vi nho` :D

    Trả lờiXóa
  4. Nhận thức sâu sắc đấy nhưng đừng vơ đũa cả nắm chứ : "Tiếc là câu hỏi này lại đặt ra bởi những thầy cô Pháp, họ lại quan tâm đến vấn đề này hơn là các thầy cô mình ở trường"...

    Đấy mới là bài học đầu tiên thôi Trang ạ, sẽ còn nhiều bài học tiếp theo mà em sẽ hiểu...

    Trả lờiXóa
  5. không ý em là hồi còn phải làm đồ án ở khoa Kiến trúc, chẳng ai để ý cả :)đồ án toàn làm trên khu đất giấy nên chẳng cần ai biết xem khu này có identité gì.

    Trả lờiXóa
  6. Y__Y kien truc dung la`1 nghe` tinh te',ko nhung~ phai co ky~ nang nghe nghiep chuyen ngang` ma` con` ca? nhung yeu to xa~ hoi xung quanh no ...

    Trả lờiXóa
  7. Didn't understand much of the text, but may I guess that it is about trying to keep some of the original style, design .... in which case I agree!

    Peter

    Trả lờiXóa