Bài đăng Phổ biến

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011

Village de Quan Nhan

Mình đã sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng có lẽ với mình từ trước đến nay, đó là một điều hiển nhiên, hiên nhiên đến mức mình cũng không hề thấy mình may mắn, không hề thực sự quan tâm và trân trọng đúng nghĩa nhưng điều bình dị vẫn diễn ra xung quanh mình. Nhưng khi phải rời xa nó một thời gian, khi phải đối mặt với sự so sánh, khi nhìn về Hà Nội mà không ở Hà Nội, mình mới biết Hà Nội, với tất cả con người, cuộc sống ở đó đáng yêu như thế nào.


Nguồn: FAP 2010- vườn rau xanh của 1 ngôi nhà ở Quan Nhân
Có lẽ Việt Nam là một đất nước nhỏ bé, cho nên những kỉ niệm đều bé nhỏ, xinh xinh, thân thương, những con ngõ hẻm, những bức tường vàng ố màu rêu, những cánh cửa sổ với biết bao là màu sắc, những trận mưa rào và ánh cầu vồng rực rỡ...những âm thanh quen thuộc của đường phố, của đài phát thanh, một cuộc sống thực sự gần gũi mà không nơi nào có được. Nhiều khi thấy xấu hổ vì là một người Hà Nội, thậm chí là một sinh viên kiến trúc...nhưng chưa bao giờ mình ngồi và nghĩ...mình yêu gì ở Hà Nội, chưa bao giờ nghĩ mình có thể làm gì, thiết kế cái gì và bảo vệ cái gì ở Hà Nội, xấu hổ vì chưa thực sự...để tâm vào Hà Nội. Tất cả những đồ án, những cuộc thi, nhưng ngày tháng học trên giảng đường đại học đều là về những thứ to lớn, nào nhà máy, nào bảo tàng, ...nhưng trong khi không thể thiết kế được cái gì đó thực sự dành cho Hà Nội, nơi mình đã, đang và sẽ sống. Đọc bài viết về Cụ Rùa ở Hồ Gươm...mình thấy thực sự xúc động, vì đó đúng là những gì mình nghĩ ....Hà Nội có thể bé nhỏ, có thể đất nước còn chưa có nhiều tiền, nhưng có những thứ bằng mọi giá vẫn phải giữ, đó là văn hóa, và truyền thống...là cái gốc. Khi ở đây, đất nước Pháp, vốn là một đất nước nổi tiếng về Văn hóa, mình cũng thấy giờ đây giới trẻ Pháp cũng thay đổi nhiều, họ cũng không còn biết về nền văn hóa mà họ may mắn có được, họ chỉ thừa hưởng mà không hề biết mình may mắn như thế nào. Nhưng với một cô bé đến từ một đất nước còn nghèo, còn khó khăn như mình, mình lại nhận ra điều đó. Ngược trở lại suy nghĩ về Việt Nam, thấy có nhiều bạn vẫn luôn để trong mình tâm tư, sự suy nghĩ dành cho Hà Nội, thật vui vì điều đó...
                                                                                                                                                         
Photobucket
                                                    Nguồn: FAP 2010 - Khu tập thể ở Quan Nhân

Làng Quan Nhân là nơi đầu tiên ở Hà Nội đã đánh thức trong mình sự say mê với “nghề” mà mình đã chọn. Bởi lẽ khi được giao làm đồ án nơi này, khi chưa bao giờ thực sự phải phân tích về địa điểm làm đồ án, chưa bao giờ phải hỏi từng người, phải tìm hiểu lịch sử, phải lăn lộn ở nơi làm đồ án cả sáng cả chiều chỉ để trả lời câu hỏi của giáo viên Pháp : Bản sắc, điểm đặc trưng của làng Quan Nhân là gì? Cái gì là cái người ta phải giữ lại cho dù sau này do cuộc sống, do sự phát triển, người 
ta phải xây dựng, phải phá bỏ...cái gì là cái người ta sẽ giữ?...

Photobucket
Nguồn: FAP 2010- Đường Quan Nhân


Đồ án tuy đã kết thúc lâu, nhưng mãi sau mình mới hiểu là đó không  phải là một câu hỏi. Nó chẳng có một câu trả lời cụ thể, bởi văn hóa là cái vốn vừa vô hình lại hữu hình. Trong quá trình đi tìm câu trả lời cho câu hỏi ấy, mình đã học được nhiều thứ.. và chủ yếu là học được trong tâm hồn. Sáng sáng phi xe máy đến sớm, ngắm nhìn mặt hồ với những cây liễu rủ, hít thở không khí trong lành và chờ đợi...rồi mọi người cũng ra tập thể dục, sau đó là sự xuất hiện của những hàng quán, chợ bắt đầu nhộn nhịp, người hối hả vào quán làm bát phở, bát cháo, người đèo con đi học, cả con đường Quan Nhân bé nhỏ ấy trở nên nhộp nhịp...Chiều về, người thì câu cá, người thì chơi cờ, người lại ngồi quán nước nói chuyện...tiếng trẻ con cười đùa ở trên ô Bàn cờ, cuộc sống cứ thế diễn ra lấy trung tâm là Thủy Đình, là Đình Quan Nhân. Đôi lúc nhìn những tấm ảnh của nhiều bạn trong lớp chụp, mới thấy hóa ra cuộc sống thật nhiều góc cạnh, cùng đi đến một nơi mà mỗi tấm ảnh mỗi người chụp lại thú vị đến vậy...Và hóa ra bên ngoài con đường Nguyễn Trãi với những nhà cao tầng, trung tâm thương mại, với tiếng ô tô ,còi xe máy, biết bao bụi bặm, ô nhiễm, với biết bao cái gọi là nhịp sống của một đất nước đang phát triển...thì chỉ cần rẽ vào con đường nhỏ Vũ Trọng Phụng, rồi ngoặt một bước vào Quan Nhân,...người ta có thể tìm thấy một cuộc sống thú vị và thân thương, một văn hóa sống vẫn phảng phất văn hóa làng xã ngày xưa. Cuộc sống ấy sao lại đáng trân trọng thư vậy
Photobucket
Nguồn: FAP 2010- Đền 
Photobucket
Nguồn: FAP 2010 - Trước đình Quan Nhân
Photobucket
Nguồn: FAP 2010 - Đình Hội Xuân
Photobucket
Nguồn: FAP 2010
Trước khi đến đây, trước khi phải tìm hiểu về nơi này, mình chỉ thấy Hà Nội đầy những tiếng ồn, bụi bặm, cái nóng đốt da đốt thịt, những ngôi nhà kiến trúc chẳng ra Tây chẳng ra Tàu... chỉ thấy Hà Nội sẽ ngày càng tồi tệ mà không hề biết là trong lòng Hà Nội, còn những ngôi làng , còn những nét đẹp cần phải bảo vệ, mà việc bảo vệ đầu tiên đó là phải nhận thức ra để mà trân trọng.

Ở Pháp, mỗi khi sinh viên làm đồ án, đều phải ra địa điểm, có những tuần học tăng cường chỉ để làm mô hình , đọc tài liệu và tìm hiểu, làm những bài tập tạo hình về những gì cảm thấy ở cái địa điểm ấy, tất cả chỉ với mục đích là sau này khi làm đồ án, sinh viên không quên rằng mình đang xây nhà ở đâu, hình dáng và đặc điểm của cái nhà mình xây có làm tăng thêm giá trị của khu đất hay chỉ là 1 cái nhà đẹp đặt vào nơi chả liên quan gì đến mình. Ở đâu cũng có những sinh viên giỏi, sinh viên kém, có người chăm, người lười, nhưng tất cả sinh viên đều có một phương pháp nhận thức đúng đắn về cái mình sẽ làm, nó làm giảm đi những thiết kế hoàn toàn vô lý như kiểu học ở nhà mình...


Quan Nhân là một ngôi làng có truyền thống trí thức và văn hóa, Quan Nhân (làng có nhiều người làm quan), có thông tin nói rằng 2 cái ao như nghiên mực, còn con đường Quan Nhân như cây bút gác lên nghiên mực. Ví von như thế để nói rằng hiếu học là truyền thống của Làng. Một ngôi làng chứa đựng rất nhiều giá trị lịch sử.

Cũng thật may khi đợt làm đồ án lại đúng lúc gần với Hội Làng nên được xem sự chuẩn bị từng ngày của mọi người. Và được biết một thông tin thú vị là sở dĩ được gọi là Ao Bàn Cờ vì bình thường khi mùa mưa ao toàn là nước, nhưng đến mùa lễ hội, nước rút để lộ ra bàn cờ người, cũng là báo hiệu mùa lễ hội đã đến. 


Photobucket
Nguồn: FAP 210 - Vị trí một số cổng làng Quan Nhân
Photobucket
Nguồn: FAP 2010 - Đình Cự Chính
Photobucket
Nguồn FAP 2010- Ao Bàn Cờ mùa lễ hội
Photobucket
Nguồn FAP 2010 - Thủy Đình vào ngày Hội
Photobucket
Nguồn: FAP 2010 - Ao Dài
Photobucket
Nguồn: FAP 2010 Nhà nông thôn, Quan Nhân
Nhìn những đồ án đô thị ngày nay mà Hà Nội đang có, những khu đô thị sang trọng và đắt tiền nhưng lại được lấy cảm hứng từ ngôi làng truyền thống, bằng chứng là dù là đô thị hiện đại nhưng vẫn có cái cổng ( Cổng làng) to tướng, kiến trúc ngày nay ở VN giờ vẫn mắc bệnh hình thức, ngụy biện, chỉ để lý luận cho hay nhưng không đi từ bản chất, từ cái tâm thực sự quan tâm đến kiến trúc truyền thống. Thậm chí cũng không xuất phát từ văn hóa gì cả, mọi thứ hiện nay đều xuất phát từ kinh tế. Có lẽ bởi thế nên người ta vẫn chỉ nhớ đến những nét đẹp của những ngôi nhà nông thôn, những mái đình, ngôi chùa, cái ao, cái giếng và coi đó là một nét văn hóa truyền thống.
  - Pham Thu Trang -

View from Thanh Cong tower: uncomplete filming project

One year ago, we planned a film Project about Hanoi. Our main idea was filming Hanoi's streets from the tops of highrise buildings, focusing on the variation of light between day and night. Unfortunately, this plan never had been done by lacking of equipments. Anyway, on our way searching for locations, we found Thanh Cong Tower, a perfect place to make this plan work out. It has a round glass space at the highest story so we had a 360 degree view. That day, our enthusiasm was big, we walked around, took photos, talked and talked about the film so exciting which was cancelled the last minutes. After all, we have to admit, this location is still amazing for those who love sky, urban, speed and height! (ignore the glass might affect your sence a little bit, and yes, building security)
Well, actually that research file works again! So now we can show you guys an interesting 360 degree view to be another-can't-be-ignored spot of your city picture. If you get luck with the security, we hope you can enjoy one Hanoi from above by your own eyes.


You can find it here!


Thêm chú thích


The famous Petrolimex Building, and over the street is National Movie Center (which I've never imagined it has that shape)


The very Old apartment blocks V.S New luxury villas


Dong Da Lake. I think from this view at this moment it looked great!


 Inside the space


Another view from a building at Huynh Thuc Khang Street. We tried to test the light, and it's gorgeous.

Street light

So, hope this brings you something new and strange. Comment and follow us, thank you :x

Our team :x

Posted by Capy89&Macaroni (in memory this exact moment last year, everything's gone so fast)

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

Bookworm

This article belongs to Giang, my highschool friend. I think it was written by deep emotion and contains interesting informations so I asked her to allow me post her writting here. Sharing is precious in life, thank u so much, Giang :)


Nằm khiêm nhường trên con phố Ngô Văn Sở, "Bookworm" là một hiệu sách mang hơi hướng rất riêng so với các hiệu sách khác ở Hà Nội. Nhỏ bé và im ắng, nếu không nhìn tấm biển treo trước cửa, không ai nghĩ đó là cửa hàng bán sách.


Phá tan sự tĩnh mịch bằng cách mở cánh cửa gỗ, bước vào trong, càng không tin đây là một bookstore. Cách bài trí giản dị mang dáng dấp hiện đại, khiến người ta có cảm giác đang dạo bước vào một thư viện mini phi lợi nhuận, hoặc một salon dành cho giới mộ đạo-những người có lòng đam mê với sách. Nhiều bức tranh deco được treo rất nghệ thuật khắp phòng - mãi sau này tôi mới biết, bên trong tiệm còn có một phòng trưng bày tranh nữa, hầu hết đều của những họa sĩ trẻ mới ra trường. Tiếng nhạc cổ điển êm ái đủ sức níu chân bất cứ ai lạc vào đây, và điều khiến tôi hứng thú, là những chiếc salon đỏ được kê khéo léo trong một không gian hẹp nhưng ấm cúng.



Tôi nhớ, lần đầu tiên tới đây là hồi lớp 12, một cách rất tình cờ, khi đi bộ từ trường về nhà cùng một người bạn dưới trời mưa tầm tã. Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi là người bán hàng - một anh chàng cao lớn như một chú gấu, hoạt bát, nói tiếng Anh rất siêu và cực kì thân thiện, đang loay hoay đứng giữa một chồng sách cả cũ lẫn mới, tất bật tuyển lựa, xếp đặt. Lần ấy tôi tìm cuốn "The silence of the sea" của Vercors song không có, còn bạn tôi mua được một tập "Chicken soup for soul", thành quả của cả một buổi sáng lục lọi. Dù là đồ second-hand song cuốn đó vẫn mới và giá lại phải chăng. Học sinh cấp 3 thì làm gì có nhiều tiền để vung ra mua sách ngoại.

Sau này, khi tìm hiểu về "Bookworm", tôi mới biết anh bán hàng, quản lí cửa tiệm, đồng thời là chủ tiệm tên Trường, quê Thanh Hóa, sinh viên Ngoại Ngữ đã ra trường, được một cặp vợ chồng người Úc - Robert Boulden và Shally Mash nhận làm con nuôi. Hai bên tình cờ quen nhau, Trường cùng hai vợ chồng đi du lịch khắp Việt Nam, rồi có sang Úc thăm lại họ. Quí mến tình cảm chân thật của Trường, hai vợ chồng giúp anh mở hiệu sách này.

Hồi đó không search thông tin mạng, sau khi tiếp xúc, tôi đã tưởng tượng ra trong đầu rằng anh Trường chắc hẳn đã học tập và sinh sống ở nước ngoài nhiều năm, yêu sách và mở hiệu sách này để thỏa mãn niềm đam mê, chứ không vì mục đích lợi nhuận. "Bookworm" ra đời có thể là nhờ vốn của ông bà Boulden, song chắc chắn Trường cũng đã đổ vào đây không ít mồ hôi công sức cũng như tâm huyết, tỉ mỉ và tinh tế từ cách bày biện, trang trí cửa hàng, cho tới hướng phát triển lâu dài cho "Bookworm" - không chỉ đơn thuần là nơi bán sách tiếng Anh, mà còn là một nơi mà những người yêu sách có thể đến, gặp gỡ và chia sẻ với nhau về niềm đam mê đối với "tri thức nhân loại".


Sách ở "Bookworm" đa dạng, hầu hết toàn bằng tiếng Anh, chỉ lác đác có vài cuốn tiếng Đức, tiếng Ý và các nước khác. Đối tượng mua sách chủ yếu là người nước ngoài, khách du lịch tới Hà Nội. Mãi sau này tôi mới vỡ lẽ, dân mình vào đây cũng đông không kém. Càng ngày càng có nhiều người giỏi ngoại ngữ, nhất là sinh viên - những người trẻ tuổi muốn tiếp cận các giá trị văn hóa từ nguyên bản, thay vì thông qua bản dịch, đọc bản gốc còn là cách rất tốt để trau dồi ngoại ngữ. Giá sách tiếng Anh bản gốc bao giờ cũng đắt, song ở "Bookworm" còn có một số lượng không nhỏ các thể loại sách second-hand, hay sách photo từ bản original, hợp túi tiền hơn với sinh viên.

"Bookworm" mang một phong cách rất riêng. Dù khá hiện đại, song nếu đã bước vào, ngay lập tức sẽ "cảm" được ngay cái hồn tinh túy Việt Nam, chiều sâu của những giá trị văn hóa phảng phất ở nơi đây, ẩn nấp sau từng trang giấy, từng kệ sách, từng bức tranh, mỗi chi tiết dù nhỏ nhặt song đều thể hiện rõ cái "tâm" của những người đã góp sức xây dựng lên nó. "Bookworm" đưa những con mọt sách đến với sách bằng sự tĩnh tại thanh thản.


Rời Hà Nội đã lâu, chưa có dịp quay về thì lại hay tin "Bookworm" không còn ở 5a Ngô Văn Sở nữa. Hiệu sách nhỏ và tĩnh mịch ấy giờ chuyển sang một địa điểm mới, qui mô hơn, rộng và thoáng hơn xưa nhiều lắm. Phố Yên Thế nằm sát sườn với Nguyễn Thái Học là một địa điểm cực đẹp, nơi Văn Miếu-Quốc Tử Giám, viện Goethe Hà Nội, bảo tàng Mỹ Thuật, cộng thêm một loạt các đại sứ quán cùng tọa lạc.


Người chủ cũ ngày xưa, tôi tin anh ngày ngày vẫn đứng đó, hì hụi giữa ngổn ngang những chồng sách chưa phân loại, và nở nụ cười tươi rạng rỡ mỗi khi có khách tới. Lần cuối cùng tôi gặp anh là ở một hội thảo văn học dịch cách đây 3 năm mang tên "Lost in translation" do British Council tổ chức. Anh vẫn cao lớn hoạt bát như một chú gấu, ăn mặc giản dị và chăm chú lắng nghe các dịch giả nổi tiếng nói trong buổi tọa đàm một cách háo hức. Cái háo hức của một người trẻ yêu sách mà tôi bắt gặp trong mắt anh, tôi hi vọng nó sẽ còn sáng mãi, để"Bookworm" ngày qua ngày vẫn là dòng chảy nhỏ tí tách, cuốn theo những giọt "tinh hoa nhân loại" len lỏi vào đời sống tinh thần của những ai đam mê đọc sách.




Đọc thêm về Bookworm ở đây:

Mọt sách giữa Hà Thành
Robert Boulden và hiệu sách tiếng Anh ở Hà Nội

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

Chung cư cũ Nghĩa Đô


Xây dựng từ những năm 70, các khu nhà tập thể cũ của Hà Nội có gì hấp dẫn? 
Một ngày chủ nhật nắng đẹp bọn mình đã quyết định đi dạo quanh một vòng khu Nghĩa Đô và hết sức ngạc nhiên bởi kh̉ả năng tạo cảm hứng của nó. Nếu bỏ qua mối ác cảm với sự xuống cấp của những khu nhà thì còn lại trong bọn mình là cảm giác kinh ngạc và thań phục trước sức sống. Phải nói rằng cho dù những gì phơi bày trước mắt là điều kiện sống không cao nhưng nhiều gia đình ở đây không hề nghèo và đều xây thêm những chuồng cọp để mở rộng diện tích. Thế nhưng mỗi người lại có một cách thể hiện riêng, khéo léo sắp xếp một tổ ấm xinh xắn trong sự cơi nới đó tạo nên một không gian sống hết sức sinh động mà vẫn chia sẻ một ngôn ngữ chung.
Bọn mình bị ngay ngất bởi không khí yên bình của một ngày chủ nhật và cộng đồng dân cư đông đúc đã phát triển ở đây lâu năm, mặc dù ở trong những căn hộ biệt lập nhưng cuộc sống ở đây không hề buồn tẻ tẹo nào.  Nếp sống của mọi người ở đây không hiện đại và khép kín như ở những khu chung cư mới. Từ "chuồng cọp" của tầng năm, người ta vẫn có thể quan sát mọi người đi lại dưới đường, vẫn có thể nhận ra một người quen, đứa bạn học cùng mẫu giáo chẳng hạn :D Tại sân chơi chung, bọn trẻ gặp nhau, các cụ ngồi trên ghế đá buôn chuyện, các bà mẹ tranh thủ phơi phóng và trên chuồng cọp tầng ba, một con bé kê ghế ngồi, chân gác lên hoa sắt, yên lắng ngắm hoạt động dưới sân. Liệu có thể được như thế nếu sống tại tầng 20 của một chung cư mới không? Những chuồng cọp là không gian sống đã thả sức phi ra ngoài, phát triển nhanh chóng và không thể cưỡng lại. Chúng thò ra thụt vào mà chẳng có quy định nào, phát triển rất tùy hứng, tùy thú và mang dấu ấn cá nhân của chủ nhà.. Thế nên bọn mình mới cảm thấy được rất rõ ràng sức sống của nhóm dân cư, vươn ra khỏi khuôn khổ của khối kiến trúc ban đầu vốn đã trở nên quá chật chội với sự sinh sôi.. Vấn đề mình tự hỏi là liệu cách tổ chức không gian, loại hình kiến trúc và vị trí của nó đã góp phần như nào vào một không gian sống sinh động như thế? Và có phải chính những chuồng cọp vô tổ chức ấy đã đóng góp không nhỏ? Mình không bao giờ cho rằng những khu như thế này là tốt song nó thực sự có sức hấp dẫn bởi một thứ không khí "vui vẻ" mà những khu mới không có hay chưa kịp có. Theo quan điểm cá nhân, mình nhận thấy các khu nhà 5 tầng có tỉ lệ vừa phải với con người trong khi những tòa nhà  cao tầng tiêu tốn nhiều năng lượng, choáng ngợp so với các hoạt động cộng đồng dưới mặt đất, tạo nên một sự cách ly với các hộ trên cao. Còn một điều nữa đó là lam̀ sao để tạo ra những khu nhà ở không có chuồng cọp, không quá chật chội đông đúc mà vấn có thể vui vẻ như thế? 





Một căn bếp "lộ liễu" nhất mà mình từng được thấy, chắc nhà này kiêm quán ăn nhanh đây :D

Chợ cóc ngay cạnh chợ Nghĩa Tân, dừng chân và chén bánh giò và tào phớ  :D
Nan bê tông tạo nên một không gian ánh sáng tuyệt vời mỗi khi nắng lên :x
Và cùng ngó nc ngoài một chút, tự hỏi: những ngôi nhà tập thể cần gì?  Tự hỏi: cảm hứng đến từ đâu?